phí dịch vụ

Bạn thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng thì chắc hẳn bạn cũng đã biết đến hình thức trả góp 0% qua thẻ tín dụng, được quảng cáo từ các cửa hàng điện máy điện thoại tiêu dung cho đến các trang thương mại điện tử, thậm chí các Ngân hàng còn chủ động gọi điện thoại nhắn tin cho chủ thẻ chào mời Khách hàng chuyển đổi chi tiêu mua sắm sang thành khoản vay trả góp. Giữa 1 rừng thông tin làm những người chưa từng thử phải bình tĩnh tìm hiểu. Bản chất vấn đề là trên đời này ngoài bố mẹ bạn ra, không ai cho không bạn cả.

Vậy trả góp 0% qua thẻ tín dụng là gì và nó có thực sự là 0% không? Tức là giá sau khi trả góp = với giá ban đầu, không chênh lệch thêm tiền. Câu trả lời là CÓ và KHÔNG, có thể chia ra theo 3 trường hợp cụ thể như sau:

1. CÓ, lãi suất trả góp thật sự là 0%

Trả góp sẽ được 0% lãi suất nếu nó đạt 2 điều kiện sau đây: Đơn vị bán hàng có liên kết với ngân hàng phát hành cái thẻ tín dụng của mọi người đang xài, và 2 bên có thoả thuận không tính phí chuyển đổi trả góp. Lúc này khi mua trả góp và mua trả thẳng số tiền đều bằng nhau, không chênh lệch 1 xu. *Nếu từng mua hàng trả góp qua các tổ chức tín dụng (ví dụ FE, HomeCredit, ACS v.v…) thì mọi người sẽ thấy là họ sẽ tính một khoảng phí chuyển đổi trả góp, từ 400k cho tới cả triệu đồng.

Khi thoả 2 điều kiện này, mọi người có thể chọn mục trả góp 0%, tuỳ theo ngân hàng liên kết mà kì hạn trả góp sẽ từ 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng. Cách tính trả góp như sau:

Ví dụ mọi người có 1 thẻ tín dụng hạn mức 20 triệu, mua 1 món hàng trị giá 12 triệu, chọn hình thức trả góp 12 tháng. Lúc này, hạn mức thẻ của mọi người sẽ còn lại 8 triệu. Mỗi tháng ngân hàng sẽ tính 1 triệu vô sao kê thẻ của mọi người, khi mọi người thanh toán số dư sao kê đó thì hạn mức thẻ của mọi người sẽ khôi phục thêm 1 triệu. Nghĩa là tháng đầu tiên thanh toán thì hạn mức của thẻ tăng lên 9 triệu, tháng sau tăng lên 10 triệu, tháng tiếp lên 11 triệu, cứ vậy đủ 12 kì thanh toán thì hạn mức thẻ sẽ tăng lên đủ 20 triệu.

Lúc mình mua là cái máy có giá 3.899.900đ, mắc hơn bây giờ 20k

2. CÓ, nhưng tốn thêm phí chuyển đổi trả góp

Ở các đơn vị bán hàng có liên kết trả góp 0% nhưng không miễn phí chuyển đổi, thì mọi người phải thanh toán thêm phí này, tuỳ theo ngân hàng liên kết mà mức phí chuyển đổi sẽ khác nhau.

Mình ví dụ mua 1 cái tủ lạnh trị giá 8290k của một công ty điện máy, có hỗ trợ trả góp 0% qua thẻ HSBC. Bảng tính chi tính trả góp như sau:

Nếu góp 6 tháng thì 0% lãi + không phí chuyển đổi, mỗi tháng góp 1.381.667đ x 6 = 8.290.000đ -> không chênh lệch giá gốc.

Nếu góp 9 tháng thì 0% lãi + phí chuyển đổi trả góp là 306.730đ (tương đương 3,7% giá trị đơn hàng), mỗi tháng góp 955.193đ x 9 = 8.596.730đ (chênh lệch 306k so với giá gốc).

Nếu góp 12 tháng thì 0% lãi + phí chuyển đổi trả góp gần 400k (tương đương 4,8% giá trị đơn hàng), mỗi tháng góp 723.994đ x 12 = 8.687.920đ (chênh lệch 397k so với giá gốc).

3. Trả góp có tính lãi

Song song với hình thức trả góp 0%, nhiều ngân hàng còn có thêm tuỳ chọn chuyển đổi mọi giao dịch chi tiêu trên 3 triệu đồng thành trả góp, với kì hạn lên tới 24 tháng, dĩ nhiên là có tính lãi suất.

Ví dụ, ngân hàng VPBank/Timo cho phép mọi người chuyển đổi mọi giao dịch có giá trị trên 3 tháng thành trả góp, với lãi suất là 12%/năm cho kì hạng 6 tháng, 18%/năm cho kì hạn 9 tháng và 24% cho kì hạn 12 tháng. Shinhan bank cũng có hình thức này nhưng lãi suất cao hơn: kì hạn 3 tháng thì 0% lãi suất, 6 – 18 tháng thì lãi suất 21%.

Lãi suất khi trả góp sẽ được tính như sau: Sau khi mua 1 món hàng > 3 triệu, mọi người truy cập trang internetbanking của ngân hàng để đăng kí chuyển giao dịch đó thành trả góp. Ví dụ giao dịch là 3 triệu:

Trả góp 6 tháng với lãi là 12% -> tổng tiền phải trả là 3.360k => mỗi tháng góp 3.360k/6 = 560k.

Trả góp 9 tháng lãi suất là 18% -> tổng tiền phải trả là 3.540k => mỗi tháng góp 3.540k/9 = 394k.

Trả góp 12 tháng lãi suất là 24% -> tổng tiền phải trả là 3.720k => mỗi tháng góp 3.720k/12 = 310k.

Lưu ý:

Hình thức này chỉ áp dụng cho các đơn hàng giá trị trên 3 triệu đồng.

Không giới hạn số lượng giao dịch tối đa mỗi tháng, chỉ cần thẻ tín dụng còn đủ hạn mức là được

Hình thức 1 và 2 hỗ trợ trả góp tối đa 12 tháng, ngân hàng và đơn vị bán hàng tự động làm việc với nhau để chuyển đổi giao dịch của mọi người thành trả góp, mọi người không cần làm gì hết.

Hình thức 3 hỗ trợ lên tới 24 tháng nhưng lãi suất cao, mọi người cần đăng kí chuyển đổi giao dịch thành trả góp trong trang internet banking.

Với hình thức 1 và 2, để đảm bảo giao dịch có thể được chuyển đổi thành trả góp thành công, mọi người nên mua hàng trước ngày sao kê thẻ tín dụng khoảng 5-7 ngày. Ví dụ sao kê thẻ là ngày 20 mà mọi người chọn mua trả góp ngày 18-19 thì khả năng cao sẽ không kịp chuyển đổi trả góp. Hình thức 3 là đăng kí trực tiếp nên thời gian duyệt nhanh hơn, khoảng 1 ngày làm việc là xong.

Vậy nếu bạn có chuyển đổi trả góp thành công được với lãi suất 0%, không bị mất lãi, không phải mua bảo hiểm khoản vay hay các gói option đi kèm không mất chi phí gì thêm thì Ngân hàng cho bạn vay không vậy à?

KHÔNG, Ngân hàng sẽ thu lợi nhuận tiền phí thường niên thẻ của bạn, thu từ tiền phí giao dịch từ giao dịch máy POS của bên bán hàng, quan trọng nhất là từ những lần chủ thẻ quên không thanh toán đúng hạn dù chỉ chậm 1 phút so với hạn thanh toán cuối cùng (mà cái này thì 10 người 9 người sẽ quên ít nhất 1 lần ), thanh toán thiếu 1₫ trên số tiền phải thanh toán. Lúc này bạn sẽ phải chịu lãi suất phạt 150% lãi suất thẻ thông thường trên toàn bộ dư nợ chứ không phải 1₫ thiếu và tính trên thời gian vay

Mọi người có sử dụng hình thức mua trả góp 0% qua thẻ tín dụng không? Nếu có, mọi người thấy có ưu điểm hay nhược điểm gì so với trả góp qua các tổ chức tín dụng không?

October 14, 2019

Tìm hiểu Trả góp bằng thẻ tín dụng với lãi suất 0%

Bạn thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng thì chắc hẳn bạn cũng đã biết đến hình thức trả góp 0% qua thẻ tín dụng, được […]
August 28, 2019

So sánh phí dịch vụ Mobile Banking, Internetbanking và chuyển khoản giữa các Ngân hàng

Phí dịch vụ Mobile Banking sẽ khác nhau tùy từng ngân hàng nhưng sẽ chủ yếu gồm phí đăng kí dịch vụ, phí duy trì, phí […]