Nhà đất là tài sản lớn, luôn ẩn chứa nhiều mối quan hệ, mâu thuẫn phức tạp mà bên mua không phải lúc nào cũng lường trước được. Do vậy, khi giao dịch nhà đất, cần lưu ý 22 tình huống dễ phát sinh tranh chấp nhất để tránh rủi ro, hạn chế thiệt hại cho mình.
Tranh chấp đất đai luôn phức tạp, khó thỏa thuận, nếu khởi kiện ra tòa án sẽ mất thời gian, tốn kém, và ngay cả khi thắng kiện, việc thi hành án dân sự liên quan đến đất đai cũng vô cùng phức tạp.
Sau đây là 22 tình huống dễ phát sinh tranh chấp đất đai phổ biến nhất hiện nay, được tổng kết bởi các luật sư, luật gia nhiều kinh nghiệm, giúp các bên lưu tâm phòng tránh khi giao dịch.
1. Bên bán nhà bất ngờ qua đời trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hoặc qua đời trước đó nhưng chưa chia thừa kế.
2. Bên bán nhà muốn tăng giá bán so với mức đã thỏa thuận trước đó.
3. Chủ sở hữu nhà đã bán nhà và hoàn tất xong thủ tục với bên mua, nhưng người thuê bất động sản lại không chịu bàn giao cho bên mua.
4. Người được ủy quyền không được ủy quyền hợp lệ để bán nhà vì bị cho là mất năng lực hành vi dân sự.
5. Chủ nhà đã bán bất động sản và hoàn tất xong thủ tục với bên mua nhưng người đang sống trong căn nhà không chịu bàn giao cho bên mua.
6. Bên bán và bên mua hủy thỏa thuận và hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà.
7. Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà và tự ý thay đổi thiết kế.
8. Bên bán nhà không đảm bảo quyền sở hữu để bán nhà thuộc sở hữu chung.
9. Nhà được đem ra bán khi vẫn đang còn thế chấp tại ngân hàng.
10. Bên mua nhà cho rằng không có đủ điều kiện để bán nhà (không đảm bảo quyền sở hữu…)
11. Bên bán nhà bị ép buộc, không tự nguyện bán bất động sản.
12. Bên bán vừa thế chấp nhà tại ngân hàng, vừa bán tài sản này cho bên mua.
13. Bên bán lấy cắp giấy tờ nhà để đem đi bán.
14. Bên bán nhà không hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà cho bên mua do UBND tạm ngưng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
15. Người chồng tự ý bán nhà là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
16. Các bên ký hợp đồng mua bán nhà giả cách để làm tin.
17. Bên bán nhà yêu cầu hủy hợp đồng mua bán vì đi định cư nước ngoài.
18. Bên mua nhà cho rằng căn nhà được bán không có đủ diện tích như thỏa thuận ban đầu.
19. Bán nhà đất khi chưa phải là chủ sở hữu hợp pháp.
20. Bên bán nhà bị ngân hàng tạo áp lực phải bán tài sản.
21. Giá nhà tăng đột biến, bên mua đặt cọc quá thấp.
22. Chủ nhà bán đất vì quá khó khăn và không có nơi nào khác để đi nên chây ì không muốn bàn giao nhà đất.
Một số lưu ý khi giao dịch mua bán nhà đất:
– Kiểm tra thông tin người bán, người mua.
– Kiểm tra tính pháp lý của nhà hoặc đất.
– Tìm kiếm bên trung gian tin cậ để ủy thác giao dịch.