Đừng vay mua trả góp đồ công nghệ khi chưa đọc bài viết này!

cach-chọn-vi
Hướng dẫn cách chọn mua và sử dụng ví tiền để mang lại tài lộc, may mắn trong năm 2018.
February 12, 2018
gui-tiet-kiem-online-min
Ưu điểm cực lớn khi gửi tiết kiệm online, bạn đã biết ?
February 26, 2018

Đừng vay mua trả góp đồ công nghệ khi chưa đọc bài viết này!

mua-do-cong-nghe-tra-gop

Contents

Tất cả CHI TIẾT về các mô hình vay mua trả góp. Những LỢI – HẠI của việc vay mua trả góp, nhưng lưu ý quan trọng buộc phải biết khi mua trả góp và những trường hợp không nên vay mua trả góp…sẽ đều được được bật bí tại bài viết này.

Vay mua trả góp có lẽ không còn xa lạ với người tiêu dùng. Việc may mua trả góp đồ công nghệ như ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…và đặc biệt là điện thoại khá phổ biến. Nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được những “ cái hại” cũng như các “ mặt lợi” khi vay mua trả góp. Hơn thế nữa, rất nhiều trường hợp không nhất thiết, không nên mua trả góp nhưng vẫn mua. Chuyên mục Tin tài chính của Đáo hạn 247 sẽ giúp bạn hiểu rõ những vấn đề này.

Thông tin hữu ích: Trước khi mua nhà chung cư trả góp hãy đọc bài viết này ! Đây là thông tin cực kì hữu ích cho những ai đang có ý định mua nhà chung cư trả góp.

Quay trở lại với việc vay mua trả góp đồ công nghệ với những bạn có thẻ tín dụng thì việc này đơn giản, nhưng với ai muốn vay qua các hãng tín dụng thì những thông tin này sẽ rất hữu ích!

Vay mua trả góp bản chất mô hình ra sao?

Mô hình vay mua trả góp thường có sự tham gia của 3 bên: Khách hàng, Cửa hàng (như Thế giới di động, FPT Shop, TGDĐ, …) và Công ty tài chính (như Home Credit, ACS, …).

Khách hàng muốn mua đồ từ Cửa hàng nhưng không đủ tiền, Công ty Tài chính cho khách hàng vay thêm cho đủ. Khoản vay sẽ được chia nhỏ ra trong một số tháng nhất định (thường từ 6 – 12 tháng) mà mỗi tháng bạn sẽ phải trả kèm cùng tiền lãi. Nhiều người nhầm tưởng mua trả góp là vay của Cửa hàng nhưng thực tế là vay của Công ty Tài chính.

Có nên vay mua trả góp, Ưu nhược điểm của hình thức này ra sao?

Ưu điểm của hình thức mua hàng trả góp.

Ưu điểm của hình thức này là bạn có thể mua ngay những món đồ mình thích dù chưa đủ tiền. Ví dụ như bạn muốn mua một chiếc Macbook Air 13.3 inch với giá 21.490.000 chỉ bằng cách trả trước 6.490.000 và phần còn lại thanh toán trong 6 tháng với lãi suất 0% (cộng thêm phí thu hộ cũng thì mỗi tháng chi phí chỉ hơn 2.500.000 một chút).

Vậy là, so với việc mua trả thẳng thì mua trả góp giúp bạn có thể giãn áp lực tài chính ra trong một quãng thời gian dài hơn.

Nhược điểm khi vay mua hàng trả góp

Chẳng có thứ gì trên đời là miễn phí cả, việc vay tiền lại càng không. Không phải lúc nào bạn cũng tìm được ưu đãi 0% với món hàng mình thích và sẽ phải chịu lãi suất – có những lúc là cực kì cao. Ví dụ bạn có 4 triệu nhưng muốn mua trả góp 12 tháng chiếc điện thoại Samsung Galaxy A8+ với giá khoảng 13.5 triệu. Hãy xem dự kiến số tiền bạn sẽ phải trả bao nhiêu nhé:

uu-nhuoc-diem-vay-mua-tra-gop


Tham khảo giá bán Galaxy A8+ với số tiền trả trước 30% và thanh toán trong 12 tháng. ​

Nhược điểm tiếp theo là vấn đề chung của vay trả góp, hay tín dụng cá nhân, đó là: Bạn sẽ rất dễ vung tay quá trán. Do số tiền lớn cũng không phải trả ngay nên bạn sẽ thấy việc mua sắm thật dễ dàng..

Nhược điểm cuối cùng là bạn sẽ biến mình thành “con nợ” trong một thời gian nhất định. Việc trước khi đến kì thanh toán có người gọi điện nhắc bạn đóng tiền (với giọng điệu chẳng bao giờ thân thiện) – hoặc nhẹ nhàng hơn là nhắn tin – là điều rất thường xuyên. Và khi bạn chậm đóng tiền vài ngày, có những công ty sẵn sàng gọi qua người thân nhờ nhắc nhở, hoặc gọi đến công ty…nếu trường hợp đó xảy ra bạn sẽ cảm thấy thế nào?

Vay mua trả góp hãy nhớ thật kỹ những lưu ý này.

  • Bạn phải đảm bảo khoản vay trong khả năng chi trả hàng tháng cùa mình. “Đảm bảo” gồm hai nghĩa: đủ số tiền và đúng hạn. Ví dụ bạn có hạn thanh toán 2.018.000 vào ngày 5 hàng tháng thì bạn phải đóng ĐÚNG số tiền đó, không được thiếu dù chỉ 1.000 và ĐÚNG ngày (trước thì tốt rồi). Đừng cố giải thích lý do như chậm lương hay ốm đau hay bất kì lý do gì khác, họ sẽ châm chước 1 lần nhưng các lần sau sẽ rất phiền.
  • Quá trình vay và thanh toán tiền trả góp của bạn đều được lưu lại trong lịch sử tín dụng cá nhân trong 5 năm. Nếu bạn hoàn thành đúng – đủ các khoản vay thì sẽ có xếp hạng tín dụng tốt và sau này có vay tiếp cũng dễ. Còn nếu bạn chậm thanh toán nhiều lần, hoặc tệ hơn là không thanh toán thì điểm tín dụng cá nhân của bạn sẽ cực thấp và bị cho vào danh sách đen của các tổ chức tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc trong thời gian rất dài, cỡ 5 năm, bạn sẽ không thể vay tiền tiếp. Nếu bạn muốn kiểm tra xem mình có bị nợ xấu không? Muốn tra cứu thông tin tín dụng cá nhân, hãy tham khảo bài viết này.
  • Nhớ đừng đứng tên vay hộ ai nếu bạn không chắc chắn họ có khả năng và trách nhiệm chi trả đúng hạn. Không có chuyện đứng tên mua xong là bạn hết liên quan, còn người dùng máy trả hay không là việc của họ nhé.
  • Khi đã chọn chu kì vay bao nhiêu thì phải hoàn thành đủ số tiền vay và tiền lãi tương ứng với chu kì đó. Không có chuyện bạn vay 12 tháng rồi sau 6 tháng thì quyết định trả nốt phần gốc còn lại mà không trả lãi.
  • Hãy cố gắng tìm các ưu đãi trả góp 0%. Các ưu đãi này thường yêu cầu bạn phải thanh toán trong 6 tháng nhưng bù lại lãi gần như là bằng 0.

Khi nào không nên vay mua trả góp?

  • Tuyệt đối không mua trả góp nếu bạn thuộc nhóm mua đồ công nghệ về nghịch rồi đổi. Bởi đồ công nghệ mất giá cực kì nhanh, bạn bán lại đã lỗ rồi lại còn thêm khoản trả lãi nữa thì chi phí bạn phải bỏ ra rất lớn.
  • Không bao giờ sử dụng việc mua trả góp làm hình thức xoay tiền nhanh. Đáo hạn 247 biết nhiều bạn hay đứng tên mua trả góp điện thoại, rồi sau đó bán lại với giá tốt hơn để xoay tiền nhanh. Tuy nhiên hình thức này chỉ khiến cho dư nợ cá nhân của bạn cứ tăng mãi không có điểm dừng.

Hãy nhớ trả góp là lựa chọn khi bạn thực sự CẦN món đồ nào đó mà chưa đủ tiền ngay lập tức nhưng có thể chi trả được nếu đủ thời gian. Đừng mua những thứ mình thích, nếu không sẽ có lúc bạn phải bán hết những thứ mình cần. Hi vọng với bài viết chi tiết về các vấn đề vay mua trả góp, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hình thức này. Để có những lựa chọn thông minh, tránh mắc phải những bẫy tài chính, khiến dư nợ cá nhân ngày càng cao.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *