Tra cứu thông tin tín dụng cá nhân, bạn đã biết ?o

vay-tin-chap-la-gi
Đừng VAY TÍN CHẤP nếu bạn chưa đọc 7 điều này.
June 6, 2017
mua-bao-hiem-khi-vay-tien-ngan-hang-nen-hay-khong
Mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng nên hay không nên ?
July 19, 2017

Tra cứu thông tin tín dụng cá nhân, bạn đã biết ?o

thong-tin-tin-dung-ca-nhan-cic

Contents

Thông tin tín dụng các nhân là gì ?

Bạn từng vay ngân hàng? Vậy chắc bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của lịch sử tín dụng của bạn, là cái đầu tiên các tổ chức tín dụng nhìn vào khi xét duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Nó cũng như cuốn học bạ thời còn đi học của bạn nhưng đây là tiểu sử tín dụng mà các giáo viên là các tổ chức tín dụng phê vào.

Lần đầu tiên vay ngân hàng, lịch sử tín dụng của bạn chưa hề có tì vết nhưng không có nghĩa bạn sẽ được các tổ chức tín dụng ưu ái đón chào. Đầu tiên bạn phải đủ tuổi đủ kinh nghiệm (từ 20 tuổi trở lên với cá nhân, có thu nhập ổn định đối với cá nhân; đối với doanh nghiệp hay hộ kinh doanh thì phải kinh doanh từ 1 năm trở lên và có lãi).

Còn nếu bạn có bề dày lịch sử vay vốn ngân hàng với “hạnh kiểm tốt” bạn sẽ luôn được chào mời.
Hãy cùng Tin tài chính, tìm hiểu về các “bậc hạnh kiểm” trong cuốn học bạ tín dụng các bạn nhé.

Phân loại các nhóm nợ tín dụng.

Hiện nay, nhiều người vẫn không biết rằng các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên thế giới đang chia sẻ thông tin vay nợ thông qua các trung tâm thông tin tín dụng. Hệ thống này tại Việt Nam gọi là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia – CIC. Đây là tổ chức thu thập thông tin về các khoản nợ và lịch sử thanh toán nợ của cá nhân và doanh nghiệp từ nhiều nguồn, chủ yếu là ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam CIC là gì ?

CIC là trung tâm thông tin tín dụng được viết tắt từ Credit Information Center.
Đây là nơi lưu trữ, phân tích, dự báo thông tin tín dụng để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

5 nhóm nợ được CIC phân loại.

Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, tổ chức vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính thực hiện phân loại nợ.
Trên hệ thống CIC, khách hàng sẽ được phân loại theo 5 nhóm như sau:

 Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn.

Gồm:

• Các khoản nợ trong hạn;

• Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm này là những khách hàng có:

• Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.\

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn.

• Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

• Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ.

• Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn.

• Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

• Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Kiểm tra CIC cá nhân miễn phí như thế nào ?

Để kiểm tra CIC cá nhận miễn phí hay bạn muốn tra cứu thông tin tín dụng cá nhân. Kiểm tra CIC online, tra cứu CIC online cũng rất đơn giản. Hãy vào mục liên hệ của chúng tôi tại đây. Để lại thông tin. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Tầm quan trọng của Lịch sử tín dụng:

  • Lịch sử tín dụng thể hiện uy tín và trách nhiệm của Khách hàng đối với khoản vay của mình.
  • Lịch sử tín dụng được đánh giá là Tốt khi khách hàng có khoản nợ được phân loại từ Nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) và được chấp nhận vay vốn ở hầu như tất cả ngân hàng hoặc công ty tài chính.
  • Lịch sử tín dụng được đánh giá là Kém (Nợ xấu) khi khách hàng có khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao) và khi rơi vào các nhóm này hầu hết các ngân hàng và công ty tài chính điều từ chối cho vay.
  • Khách hàng có khoản nợ được phân loại vào Nhóm 2 (cần chú ý) thì tùy thuộc vào điều kiện từng nơi có thể được xét duyệt có chấp nhận cho vay vốn tiếp hay không.

Cách xóa nợ xấu CIC.

cach-xoa-no-xau-cic

Cách xóa nợ xấu CIC

Để xóa nợ xấu CIC, hãy liên hệ với chung tôi tại hotline 0922 466 866 . Để chúng tôi hướng dẫn bạn từng bước.

Lời khuyên cho bạn là : Tốt nhất hãy tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu, trả nợ đúng và đủ là việc tối quan trọng khi bạn đang có một khoản vay hoặc nợ từ thẻ tín dụng. Để duy trì mức Tốt trong lịch sử tín dụng của bản thân. Khi có một khoản vay, đến hạn mà chưa thể trả. Việc bạn cần làm ngay là nhớ đến >> đáo hạn ngân hàng tại Hà Nội << của chúng tôi. Hãy vào đó và xem những gì chúng tôi có thể làm để giúp bạn. Giúp cho lịch sử tín dụng của bạn. Và chắc chắn những điều đó sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin tín dụng cá nhân. Để có kế hoạch tài chính cá nhân thông minh nhất cho mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *